Hệ nội tiết được tạo thành từ các tuyến nội tiết tạo ra hormone (nội tiết tố). Hormone là sứ giả hóa học của cơ thể. Chúng mang thông tin và điều khiển tế bào trong cơ thể.
Do đó hệ nội tiết ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào, cơ quan và chức năng cơ thể.
Bài viết sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm hiểu về hệ nội tiết trong cơ thể một cách đầy đủ:
- Tầm quan trọng của hệ nội tiết
- Hệ nội tiết hoạt động như thế nào?
- 9 tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể
- Vai trò của nội tiết tố (hormone)
- Các nội tiết tố (hormone) quan trọng
- Dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết tố
- Tại sao suy giảm nội tiết tố khi bạn già đi?
- Cách cân bằng nội tiết tự nhiên tốt nhất
Tầm quan trọng của hệ nội tiết?
Không có hệ nội tiết, cơ thể con người không thể sống vì chúng ta không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ thức ăn, cơ thể không thể giải độc, không thể vận động, …
Bởi hệ nội tiết điều khiển toàn bộ các chức năng thiết yếu cơ thể bao gồm sự tăng trưởng, phát triển, hệ miễn dịch, hệ sinh sản, hệ thần kinh, hệ cơ xương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, … và sản xuất năng lượng thông qua các hormone được tiết ra liên tục trong máu.
Khi các tuyến nội tiết không sản xuất đủ lượng nội tiết tố (hormone) cần thiết, cơ thể sẽ suy yếu và dễ mắc bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Hệ nội tiết hoạt động như thế nào?
Các tuyến nội tiết giải phóng các nội tiết tố (hormone) vào máu. Điều này giúp cho các hormone di chuyển dễ dàng đến các tế bào của tất cả bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Từ đó chúng giúp kiểm soát tâm trạng, trao đổi chất, sinh sản, tăng trưởng và các hoạt động khác của cơ thể.
Chức năng quan trọng của hệ nội tiết là điều chỉnh lượng nội tiết tố (hormone) được giải phóng vào máu. Điều này phụ thuộc vào mức hormone, lượng thành phần các chất khác hiện có có trong máu (chẳng hạn canxi), và cả trạng thái cơ thể lúc ấy (chẳng hạn căng thẳng, nhiễm trùng, thiếu nước, thiếu chất khoáng).
Quá nhiều hoặc quá ít bất kỳ nội tiết tố (hormone) nào cũng có thể gây hại cho cơ thể.
9 tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể
- Vùng dưới đồi (Hypothalamus): chịu trách nhiệm kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tâm trạng, cơn đói khát, tâm trạng, giấc ngủ, tình dục và giải phóng nội tiết tố (hormone) từ các tuyến nội tiết khác
- Tuyến yên (Pituitary): được xem là “tuyến nội tiết kiểm soát chính” bởi nó kiểm soát các tuyến nội tiết khác và tiết ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.
- Tuyến cận giáp (Parathyroid): kiểm soát lượng canxi trong cơ thể.
- Tuyến ức (Thymus): tiết ra hormone Thymosin, kích thích sự phát triển của các tế bào T chống lại bệnh tật, đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống bạch huyết của cơ thể
- Tuyến tụy (Pancreas): tạo ra insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu và tiết ra các enzyme của hệ tiêu hóa
- Tuyến giáp (Thyroid): tiết ra hormone tuyến giáp giúp đốt cháy calo và nhịp tim.
- Tuyến thượng thận (Adrenal): tiết ra các hormone kiểm soát ham muốn tình dục và hormone gây căng thẳng (cortisol)
- Tuyến tùng (Pineal): tiết ra hormone melatonin điều khiển giấc ngủ.
- Buồng trứng (Ovaries): Chỉ có ở phụ nữ, tiết ra nội tiết tố nữ (hormone sinh dục nữ: estrogen, progesterone) và một ít nội tiết tố nam (testosterone)
- Tinh hoàn (Testes): Chỉ ở nam giới, sản xuất nội tiết tố nam (testosterone) và tinh trùng.

Vai trò của Hormone
Hormone là gì? Tại sao chúng ta lại cần hormone? Thật sự tuyệt vời bởi chúng hoạt động rất hiệu quả trong cơ thể chúng ta, mang đến cho chúng ta sự sống
Và HormoneTalk chắc rằng không phải ai cũng không hiểu rõ hoặc nắm rất ít thông tin về nội tiết tố (hormone)
HormoneTalk sẽ giải đáp giúp bạn hiểu một cách đơn giản nhất để bạn tự tin ứng dụng kiến thức vào trong đời sống sức khỏe của mình.
Mỗi loại nội tiết tố (hormone) có vai trò riêng như:
- Điều chỉnh nhịp tim và nhịp thở của bạn: catechol amin, hormone tuyến giáp, mineralocorticoids, và các steroid sinh dục
- Xây dựng xương khớp khỏe mạnh và bảo vệ chúng.
- Tạo ra năng lượng: Catecholamine, ghrelin, hormone tăng trưởng, testosterone và cortisol
- Trao đổi chất khoáng và nước: Aldosterone, hormone tuyến cận giáp (PTH), vasopressin, glucagon
- Giúp cơ thể tăng trường và phát triển: hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng, steroid, insulin, và các yếu tố tăng trưởng khác như Androgen, nội tiết tố nữ estrogen, prolactin
- Chống lại căng thẳng, làm dịu lại tâm trạng, giảm trầm cảm và cho phép bạn cảm nhận vui buồn trong cuộc sống
- Chi phối ham muốn tình dục: nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone), nội tiết tố nam (testosterone), Gonadotropin (GnRH)
- Kích thích não bộ và hệ thống miễn dịch trong cơ thể và giảm đau
- Chi phối kinh nguyệt và cho phép người phụ nữ mang thai
- Quyết định giới tính của bạn
Khi hormone cân bằng, bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời. Khi chúng mất cân bằng (rối loạn nội tiết tố), bạn sẽ cảm thấy chất lượng cuộc sống suy giảm, và cơ thể dễ bệnh tật.
Mỗi người đàn ông hoặc phụ nữ đều có nhu cầu về hormone khác nhau. Đó là lý do tại sao không có toa thuốc nào hữu hiệu cho tất cả mọi người.
Mỗi loại hormone được tiết ra từ các tuyến nội tiết khác nhau trong cơ thể. Chúng kết hợp với nhau tạo ra các phản ứng hóa học phức tạp trong cơ thể ảnh hưởng đến từng tế bào, mô và cơ quan cũng như sự trao đổi chất, giải phóng năng lượng.
Bạn có biết: có đến 60 – 90 nghìn tỷ tế bào trong cơ thể bị chi phối bởi một số hormone quan trọng. Ngay từ thời điểm sinh ra, chúng đã đóng vai trò giúp chúng ta phát triển, trải qua giai đoạn dậy thì và trưởng thành và cả quá trình già đi hay còn gọi là lão hóa. Tất cả hormone hoạt động phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một trong số các nội tiết tố bị thiếu hoặc không đủ về lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hormone khác. Do đó, mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

Các hormone quan trọng
Các nội tiết tố quan trọng phải kể đến là insulin, hormone tuyến giáp, adrenaline và cortisol. Đây là những chất đầu tiên được tiết ra để đáp ứng với các tín hiệu về dinh dưỡng, lối sống và môi trường thay đổi liên tục.
Các nội tiết tố rất quan trọng giúp duy trì sự sống như điều hòa nhịp tim và huyết áp, và cũng như cân bằng nồng độ pH trong máu.
Các hormone thiết yếu khác chính là: nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone), nội tiết tố nam (testosterone), hormone tăng trưởng, DHEA, pregnelone và oxytocin.
Dưới đây là bảng tóm tắt các nội tiết tố quan trọng được sản xuất bởi hệ thống nội tiết
Hormone (Nội tiết tố) | Được tiết ra từ Tuyến nội tiết | Chức năng |
adrenaline | tuyến thượng thận | làm tăng huyết áp, nhịp tim và chuyển hóa khi bị căng thẳng |
aldosterone | tuyến thượng thận | kiểm soát và cân bằng lượng muối và nước trong cơ thể |
cortisol | tuyến thượng thận | Phản ứng đối với căng thẳng |
dehydroepiandrosterone sulfate (DHEA) | tuyến thượng thận | hỗ trợ cơ thể phát triển và mọc lông trong tuổi dậy thì |
estrogen | buồng trứng | điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, duy trì thai kỳ và phát triển các đặc điểm nữ giới; hỗ trợ sản xuất tinh trùng |
Hormone kích thích nang trứng (FSH) | tuyến yên | kiểm soát việc sản xuất trứng và tinh trùng |
glucagon | tuyến tụy | tăng đường huyết |
insulin | tuyến tụy | giảm lượng đường trong máu |
luteinizing hormone (LH) | tuyến yên | kiểm soát sản xuất estrogen và testosterone cũng như sự rụng trứng |
melatonin | tuyến yên | kiểm soát chu kỳ ngủ và thức |
oxytocin | tuyến yên | hỗ trợ tiết sữa, co bóp tử cung thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi |
hormone tuyến cận giáp | tuyến cận giáp | kiểm soát nồng độ canxi trong xương và máu |
progesterone | buồng trứng | chuẩn bị cho cơ thể mang thai khi trứng được thụ tinh |
prolactin | tuyến yên | thúc đẩy sản xuất sữa mẹ |
testosterone | buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận | phát triển các đặc tính nam giới và tăng ham muốn tình dục |
hormone tuyến giáp | tuyến giáp | kiểm soát một số chức năng của cơ thể, bao gồm tốc độ chuyển hóa và mức năng lượng |

Dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết tố
Dấu hiệu dễ thấy nhất của mất cân bằng nội tiết tố là sức khỏe đi xuống hẳn khi bạn lớn tuổi hơn.
Bạn bị bệnh tim, đau xương khớp, giảm ham muốn, tăng cân nhanh, mất ngủ, stress, trầm cảm.
Làn da chảy xệ, nhiều nếp nhăn, nám cũng là dấu hiệu dễ nhận biết.
Đặc biệt, mất cân bằng nội tiết tố sẽ gây ra các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ. Khi bạn đi khám bệnh, các bác sĩ sẽ giải thích lý do là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho các nội tiết tố bị suy giảm
Tại sao suy giảm nội tiết tố khi bạn già đi?
Khi bạn trẻ, mọi thứ đều rất tốt, nội tiết tố trong cơ thể đạt trạng thái cân bằng nhất, chúng hoạt động ổn định và nhịp nhàng.
Khi bước qua tuổi 35, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận sự khác biệt rõ rệt trong cơ thể. Các tuyến nội tiết không còn duy trì được sự nhịp nhàng và ổn định như thời còn trẻ. Chúng như các cổ máy hoạt động lâu ngày bị ì ạch.
Các độc tố bên ngoài môi trường, từ không khí cho đến thực phẩm và nước uống bạn nạp vào cơ thể cũng góp phần khiến các tuyến nội tiết hoạt động yếu hơn. Dẫn đến việc suy giảm nội tiết tố nhanh chóng, cơ thể hoạt động chậm lại và lão hóa càng nhanh.
Một vòng tuần hoàn không hồi kết.
Cách cân bằng nội tiết tố tự nhiên tốt nhất
Bây giờ bạn đã hiểu vai trò của hormone quan trọng như thế nào đến sức khỏe của mình rồi. Vậy có cách nào cải thiện và điều chỉnh lại sự suy giảm nội tiết tố khi chúng ta già đi không?
Câu trả lời là CÓ.
Theo các nghiên cứu khoa học được đăng tải trên NCBI, chúng ta có thể cân bằng nội tiết tố tự nhiên theo các cách sau:
- Ăn đủ lượng protein, 20 – 30 gram/ bữa ăn
– Protein giúp cung cấp các axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra và phải được hấp thụ mỗi ngày nhằm duy trì sức khỏe cho cơ xương và da.
– Những phụ nữ ăn bổ sung 30% protein vào chế độ ăn hằng ngày đã có quá trình trao đổi chất tốt hơn, đốt cháy mỡ nhanh hơn nhờ gia tăng GLP-1 và cảm giác no hơn so với khẩu phần ăn chỉ có 10% protein (nguồn NCBI)
– Để tối đa hóa sức khỏe và cân bằng nội tiết tố tốt hơn, bạn nên bổ sung 20 – 30 gram protein mỗi bữa ăn (nguồn NCBI) - Tập thể dục thường xuyên
– Các bài tập về thể lực, sức mạnh, thể dục nhịp điệu, đi bộ, bơi lội và các hoạt động thể chất khác được chứng minh giúp cơ thể điều chỉnh lượng hormone hiệu quả và an toàn nhất
– Tập luyện thể dục thường xuyên còn giúp bạn bảo vệ khối lượng cơ bắp, tăng testosterone, IGF-1, DHEA, hormone tăng trưởng. Đồng thời còn làm giảm nồng độ insulin trong máu, giúp ngăn ngừa tiểu đường và bệnh tim, kề cả ung thư.
– Thực hiện các bài tập sức mạnh, thể dục nhịp điệu, đi bộ hoặc các hình thức hoạt động thể chất khác có thể điều chỉnh nồng độ hormone theo cách giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ khối lượng cơ bắp trong quá trình lão hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Hạn chế ăn đường và tinh bột quá nhiều
– Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường fructose có thể làm tăng nồng độ insulin và thúc đẩy tình trạng kháng insulin, đặc biệt là ở những người thừa cân và béo phì bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường (Nguồn NCBI) - Tập cách kiểm soát và làm nhẹ các căng thẳng gặp phải
– Căng thẳng kéo dài làm cho nồng độ cortisol luôn tăng cao.
– Cortisol được gọi là “hormone căng thẳng” vì nó giúp cơ thể bạn đối phó với căng thẳng trong thời gian dài.
– Adrenaline là “hormone chiến đấu” cung cấp cho cơ thể bạn một nguồn năng lượng để đối phó với nguy hiểm ngay lập tức.
– Điều này có thể dẫn đến lượng calo và béo phì quá mức, làm tăng mỡ bụng nhanh chóng.
– Một nghiên cứu từ năm 2005 cho thấy rằng liệu pháp xoa bóp không chỉ làm giảm 31% nồng độ cortisol mà còn tăng mức độ hormone serotonin (hormone hạnh phúc, làm phấn chấn tâm trạng) lên 28%. - Uống trà xanh
– Trà xanh là một trong những đồ uống tốt nhất cho sức khỏe.
– Ngoài caffeine giúp tăng cường trao đổi chất, trà xanh còn chứa một chất chống oxy hóa được gọi là epigallocatechin gallate (EGCG), với một số lợi ích sức khỏe đã được ghi nhận trong các bài báo khoa học trước đây
– Trong một phân tích chi tiết của các nhà khoa học năm 2013, trà xanh có tác dụng làm giảm insulin trong máu. Do đó bạn nên uống từ 1 – 3 cốc trà xanh hằng ngày để cân bằng nội tiết tố tự nhiên. - Ăn cá thường xuyên
– Cho đến nay, cá là nguồn axit béo omega-3 tốt nhất, có đặc tính chống viêm và giảm tình trạng kháng Insulin vô cùng tốt.
– Nghiên cứu cho thấy ăn cá rất tốt cho việc cân bằng nội tiết tố như giảm nồng độ hormone căng thẳng cortisol và adrenaline.
– Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đã uống 1000 mg axit béo omega-3 mỗi ngày trong sáu tuần và đã giảm đáng kể nồng độ insulin. Để có sức khỏe tối ưu, bạn nên bổ sung cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu vào khẩu phần ăn mỗi tuần. - Ngủ ngon và ngủ thật sâu
– Dù bạn có ăn uống tốt như thế nào, tập luyện siêng năng ra làm sao, nhưng bạn lại thức khuya hoặc mất ngủ thì việc cân bằng hormone cũng trở nên vô nghĩa.
– Giấc ngủ kém làm rối loạn nội tiết tố như insulin, cortisol, leptin, ghrelin và hormone tăng trưởng.
– Để duy trì cân bằng nội tiết tố một cách tối ưu, hãy ngủ ít nhất 7 tiếng và ngủ thật sâu mỗi đêm.
KẾT LUẬN
Như bạn thấy, hormone có liên quan đến mọi khía cạnh sức khỏe của bạn. Bạn cần có chúng với số lượng rất cụ thể để cơ thể bạn hoạt động một cách tối ưu.
Mất cân bằng nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Mặc dù thực tế là lão hóa và các yếu tố khác nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, tuy nhiên có rất nhiều phương phác có thể giúp bạn tối ưu hormone trong cơ thể của mình để đạt được trạng thái sức khỏe một cách tốt nhất.
Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng, tập thể dục thường xuyên và tham gia vào các hoạt động sống lành mạnh sẽ giúp bạn cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
Hãy dành nhiều thời gian thiết lập lại nội tiết tố trong cơ thể ngay từ hôm nay
HormoneTalk hy vọng bạn thích bài viết này. Thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để hiểu rõ thêm về nội tiết tố và cập nhật các phương pháp tốt nhất giúp bạn có sức khỏe tối ưu nhất.
1 comment
Bài viết này rất hữu ích. Tôi năm nay 56 tuổi. Hiện tại tôi đã mãn kinh được 3 năm rồi.
Sức khỏe không còn được như xưa. Tôi biết là do cơ thể không còn sản xuất ra nhiều hormone nữa. Có cách nào cơ thể có thể hồi phục một phần như thời trẻ là tôi cảm thấy tốt lắm rồi. Hy vọng hormonetalk sẽ cho tôi xin vài lời khuyên.